52 Hz.

Một chú cá con, mình xám xám, bụng tròn tròn, trông beo béo,

Thật khổng lồ giữa đại dương bao la,

Một chú cá voi xanh biếc hòa trong sắc xanh ấm áp,

Ánh mặt trời xuyên qua vùng đất bí ẩn quyến rũ ấy,

Nhẹ nhàng, dịu dàng ôm lấy chú cá con cô đơn kia,

vĩnh hằng, vĩnh hằng…

 

 

Người ta nói rằng các loài cá heo, cá voi rất thông minh. Theo phương diện sinh học hay chủng tộc học gì gì đó, chúng là thú, một loài thú đã tiến hóa để thích nghi với môi trường nước. Và, có lẽ sự bí ẩn về nguồn gốc tiến hóa, và về trí óc lạ thường của chúng, con người luôn bị quyến rũ bởi những nàng tiên của đại dương, hàng trăm con người theo dõi nghiên cứu, chỉ là một cách con người đến gần hơn những vẻ đẹp của tự nhiên ấy mà thôi, nhỉ?

Một nhà khoa học được cử đến trạm theo dõi cá voi, một điểm viễn cực ở bờ tây Thái Bình Dương. Anh ấy hãy còn trẻ, chỉ là một sinh viên mới tốt nghiệp, với một gọng kính nhôm vắt vẻo trên sống mũi, tiến tới bắt tay với những đồng nghiệp mới toe của mình, cất lên một giọng nói run run với vẻ lo lắng không thể giấu.

“Em đừng lo, công việc của chúng ta chỉ là gắn chip lên cá voi, lâu lâu thì đếm số cá này nọ mà thôi.” Một chị xinh đẹp ân cần, chị ấy cũng chỉ 30 là cùng.

 

Một công việc nhàm chán, hay nói cách khác, tất cả những gì gọi là nghiên cứu khoa học này kia, toàn là những công việc chán ngắt. Hàng trăm hàng vạn con người đang chôn tuổi trẻ, sức lực và cả đam mê vào những sinh vật bí ẩn, có khi là nhàm chán, có khi lại cực kỳ nguy hiểm. Một việc nhàm chán theo dõi những con cá voi to lớn kia dưới màn nước xanh thẫm kia, hoặc là mài mông ra viết những giả thuyết vớ vẩn. Một sinh viên khoa học sinh vật học, nhỉ?

Công việc đã vào guồng, hôm nay là gắn chip cho một chú cá voi xanh con, mới chỉ 3 tháng tuổi. Nói là 3 tháng tuổi, cũng gần cả 5 tấn chứ đùa. Cậu sinh viên vuốt mồ hôi, mặc bộ đồ lặn lên, chuẩn bị cho cuộc rong ruổi xa xăm kia, đầu óc vẫn đang ong ong tính toán con cá này sẽ như thế nào, có dễ gắn hay không, hay phải nhờ thêm một người giúp…

“em nhớ giữ liên lạc, bọn chị sẽ ứng cứu kịp thời”- Một chị khác, nhỏ con, xinh xắn và có một cái răng khểnh dễ thương liếc mắt.

 

 


Màn nước xanh biếc biến mất chỉ sau một hơi ngắn. Bầu trời sẫm màu một cách nhanh chóng, và lạnh lẽo đến nghẹt thở. Càng xuống sâu, càng lạnh dần, một cảm giác đè nén lồng ngực nhoi nhói và siết lại, như bóp lấy những cung sườn, càng ngày càng mệt. Những con cá sặc sỡ lẫn vào trong đám san hô cũng bơi qua lâu lắm rồi. Mi mắt nặng trĩu, nếu không phải vẫn còn ống lặn đang hít đều đều, cậu sinh viên thoáng chốc nghĩ rằng, mình đã đến Địa ngục không chừng.

Rừ…

Những tiếng bọt nước lách tách nổi lên hòa lẫn với những âm thanh trầm thấp. Bên tai văng vẳng lời của chị gái lúc nãy, một giọng nói tinh nghịch và dễ thương:

– Đã đến độ sâu cần thiết.

Chỉ cần cảm thấy một luồng hải lưu lạnh đột ngột ập vào ngực và lưng, cộng với màu đen bên trên đỉnh đầu cũng biết có ai vừa đi ngang qua: một chú cá voi xanh, loài động vật to lớn nhất hành tinh.

Ngẩng đầu lên, là một chú cá to lớn đang quẫy đuôi, miệng há ra như đang nói gì đó, đằng trước là một quả núi di động: to đến nỗi chỉ thấy những đường sọc và cái đuôi to như chiếc thuyền đang từ từ lướt. Một cá mẹ và một cá con.

Mục tiêu đến rất nhanh. Cậu ta nhanh chóng bơi đến chú cá con, vừa bơi vừa thở hồng hộc, có lẽ vẫn chưa quen. Áp sát bên phía hông to lớn, một cú bấm nhẹ nhàng là xong chuyện, con chip đã được gắn vào chú cá con xanh nhạt kia.

Rừ…rừ… Mục tiêu hoàn thành.

Cuộc sống bên bờ đại dương cũng có những thú vui của nó. Vui thì ra quầy bar cạnh cảng, nốc vài chén rượu mạnh chống lại cơn gió hiu hiu lạnh mang những tình tự phương xa đến, buồn thì vác cần câu ra vừa ngủ vừa gật, câu những con cá, to thì thịt ăn, nhỏ thì thả về, rảnh thì đi dạo quanh vài khu phố. Nhưng đa số thì cuộc sống gắn liền với sự sống của Địa cầu, với những dòng hải lưu lạnh ngắt thì vẫn ở bên bàn làm việc, vẫn khoác những bộ đồ bó để rong ruổi dưới cái lạnh ấy. Theo lời của những anh chị đi trước thì, đó là một tình yêu khó bỏ, như dầm cho cảm lạnh rồi rên hừ hừ trước lò sưởi, một cuộc sống điên rồ và lạnh ê ẩm vẫn tiếp diễn.

Có người thích ngắm những bãi san hô, cắt vài cành về chưng, nửa thật nửa đùa nghiên cứu, cũng có người bơi hàng giờ quan sát những cơn bão cá ngừ, ghi lại những cơn lốc cá đẹp mê hồn. Còn anh chàng của chúng ta, chỉ đơn thuần khoác lên, nhắm ngay những chú cá voi khổng lồ mà lao đến, chỉ bơi cùng, vuốt ve.

Và ngạc nhiên thật, mặc dù có cả chục con, nhưng mỗi chiều chỉ gặp được cặp cá heo hôm đầu tiên. Và, chú cá con – chiến tích đầu tiên của anh, vẫn giương một đôi mắt đen nhìn vào sinh vật nhỏ bé kia, tự hỏi đó là cái gì, cũng như anh đang ngắm nhìn một tạo vật vĩ đại của tự nhiên với tất cả sự tò mò và vui sướng.


 

Đã được 2 tháng trôi qua, một ngày mới vẫn đến, mặt trời vẫn mọc, và vẫn to lớn hoàn hảo như lúc mới đặt chân đến đây.

Anh bơi vào chú cá “nhỏ”- con chip vẫn còn nguyên, vẫn hoạt động tốt, vẫn ghi lại rằng hàng ngày con cá này đã bơi bao nhiêu cây số, đã vòng qua đâu, để rồi mỗi chiều lại bơi về đây như thế nào. Anh đưa tay chạm vào chú cá, quá khẽ để phát hiện, nhưng chú cá con quay đầu, miệng sừng há to như đang nói điều gì, rừ…rừ vang lên, không biết là giận hay vui sướng, thật khó để biết.

Tuy nhiên trong đầu anh chàng điên khùng ấy lại tự cho rằng đấy là một lời chào, anh ta phá lên cười, vỗ vào chú cá như đang vỗ vào một người bạn thân thiết, và xem như mình đã hiểu được loài sinh vật bí ẩn nhất thế gian như thế nào.

Hằng ngày, anh đến chào hỏi chú cá con, để rồi tự biên tự diễn nào là “bạn khỏe không”, “ăn cơm chưa”, ấy nhầm,”đã ăn chưa”, hay “có gì vui không” này nọ. Đáp lại, chú cá cũng ngoác mỏ to thật to như đang trả lời, cực kì nghiêm túc, và như hai tri kỉ thật sự.

Nửa năm nữa cũng đã qua, năm mới sắp đến, pháo hoa đã mua về đợi khai hỏa nữa thôi. Sự nghiệp thăng tiến gì gì đó, cũng sắp bị hơi rượu bay hơi lên sau đầu rồi.

Chú cá voi xanh đã hơn 9 tháng tuổi, đã cai sữa được rồi. Một cuộc sống tự lập về dinh dưỡng sắp hoàn thiện, sắp được gọi là em bé rồi. Nhưng, bất ngờ một chuyện xảy ra.

 

Như theo dõi, 2 mẹ con này hằng ngày bơi từ San Francisco, bơi vòng vèo đến Honolulu, một hòn đảo nhỏ của Hawaii, lịch trình cố định như một bài tập thể dục hằng ngày. Thời điểm những thập niên 80, người Nhật vẫn có thói quen đánh bắt cá voi, như là một món ăn giàu dinh dưỡng, với những cuộc đi săn đẫm máu vẫn bị lên án bấy lâu nay.

Một buối sáng trong xanh, 2 mẹ con cá voi ra đi kiếm ăn, và như thói quen, vòng đến Honolulu, một hòn đảo nhỏ bé xinh đẹp, và rồi vòng một vòng cung lớn để quay về bờ Tây như thường lệ…

Một con tàu to lớn băng băng lao đến, những chiếc móc sắt to bằng con thuyền con phóng ra vun vút, một ngày ra khơi của ngư dân Nhật Bổn. Thật sự liều lĩnh, vì đây đã là ranh giới hải dương giữa Mỹ và Nhật, và cũng thật đau đớn, cuộc đi săn đã đến ngày cuối cùng, bởi vì lương thực trên tàu đã dần cạn, mai có thể họ sẽ về trong vô vọng và nợ nần chồng chất. Những lưỡi hái tử thần vẫn phóng ra với niềm tuyệt vọng bất tận, để rồi nhìn thấy một dòng nước mạnh mẽ phun lên, chính là cá voi.

– Quay đầu lại mau!
Cá voi đặc biệt hay có màn xiếc: phun những dòng nước lên mặt biển, và những loài cá lớn ấy, rất thân thiện, có lẽ vì những nhà khoa học đáng yêu, có lẽ vì những người ngư dân xem cá voi như thần, hay có thể chỉ là bản tính trời sinh vốn vậy… Dẫu sao, quá thân thiện, cũng như vạch áo cho người xem lưng, là một cái chết dần dần trong bầu không khí màu hồng mà thôi.

Hai mẹ con vẫn thắc mắc cái gì đang tiến về phía mình, thì chiếc móc sắt đầu tiên đã lao đến. Mặt nước bắn lên tung tóe, quá nông.

Bản năng của một loài thú và của một người mẹ mách bảo, cá mẹ rít lên đầy tức giận, đuôi quẫy nước lặn xuống đến nơi, húc lên lưng cá con vẫn đang ngơ ngác không hiểu chuyện gì xảy ra kia.

– Bắt lấy chúng! Quá ngon, một mẹ một con, phen này giàu to rồi!
Một cái lưới phủ lên chúng, phối hợp là những cú móc sắt vun vút chém gió lao đến, và cái kết của kẻ bị bao vây bởi những người thiện chiến là không bất ngờ.

Cá mẹ hoảng hốt, cá con hoảng sợ. Một lỗ hổng bé tí đang sắp đóng chặt, chiếc lưới chì quá khổng lồ, với những cái đâm ghê sợ liên tiếp sắp kề lên cổ hai mẹ con.

Cá mẹ quẫy đuôi, bọt nước tung tóe, càng lúc càng mạnh mẽ, như thê nói rằng:”ta ở đây, có giỏi thì bắt ta đi” vậy, vừa chạm vào lưng con trai mình như an ủi, hãy mạnh mẽ lên, mẹ ở đây…

– Được rồi!

Chiếc lưới dồn về một phía, mở một lỗ to toang hoác. Nhưng đám người kia không để ý, vì con mồi đã trên thớt rồi!

Phụt! Máu nóng phun lên tung tóe, cá mẹ đã bị một móc ngang lưng, làn nước đỏ thẫm lan, lan ra,…

“Đi mau đi”

“Mẹ!” cá con chần chừ.

Cá mẹ lấy hết sức bình sinh, một thúc khiến cá con bơi thẳng đến lỗ hổng kia, những bọt nước vẫn đang nhảy múa như ma quỷ, vết thương càng lan sâu, máu loãng ra, đỏ thẫm như ánh mặt trời gay gắt lúc này.

– Lên! Cần móc hoạt động tối đa, đám người hò reo vui sướng.

– Còn con cá con đâu?

– Không thấy.

– Một con cũng được, về thôi anh em.

Bọn họ hí hửng nhìn đến chiến lợi phẩm của mình, hoàn toàn quên mất chú cá con đã núp dưới bóng chiếc thuyền, không dám lên tiếng, không dám đi đâu.

“Mẹ…”

Đợi khi máu đã loang ra nhạt thếch, bóng con tàu đã đi xa chỉ còn thấy một chấm nhỏ, chú cá tội nghiệp mất mẹ lại trở về quê hương của nó, chỉ một mình.

.

.

.

– Con cá mẹ đâu rồi? Mất tín hiệu luôn rồi.

Anh ấy đã đến – cá con thầm nghĩ.

Con chip ở vây sáng bóng lên trong ánh đèn pin. Anh sinh viên, vẫn chỉ chạm tay vào con cá nhỏ, vẫn dịu dàng như vậy, vẫn dịu dàng như mẹ…

“Mẹ em chết rồi” chú cá hé miệng buồn bã, đổi lại là một cái vuốt như có như không an ủi của sinh vật kia. Nhưng vẫn muốn bật khóc.

.

.

.

Cứ như vậy, cho đến tháng 5, anh ấy không tới gặp mình.

Chàng sinh viên đang an tọa ở một hội thảo đa quốc gia, với tư cách là nhân chứng cho một tội ác của nhân loại. Dài dòng rườm rà, một đại hội nhàm chán, anh chỉ muốn nói với thế giới chuyện mình đã thấy như thế nào mà thôi.

– Mời nhân chứng.

– Vâng. Tôi là ***, làm việc tại khu nghiên cứu ***, tôi đến để trình bày quan sát của mình về việc săn bắt cá voi bất hợp pháp.

– Xin mời.

– Tôi đã gắn chip theo dõi lên 2 cá voi xanh, số hiệu là ***** và ***** để tiến hành nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, ngày 17/10/1988, một con đã mất tín hiêu lúc 12h trưa cùng ngày…

– Biết đâu nó tự ý đi khỏi khu vực của các anh- Đại diện Nhật bản hếch cằm.

– Đây là hệ thống toàn cầu – Anh nghiến răng giận dữ.

– Thế lý do gì anh tin người Nhật đã bắt giữ nó? Nhỡ đâu cho nghiên cứu khoa học thì sao? – chủ tòa, đồng thời cũng là đại diện, một người Nhật, ngắt lời.

– Dựa trên công ước về bảo vệ động vật biển…

– Chúng tôi bác bỏ.

– Tôi… Anh há hốc mồm. Bọn họ liên tục cắt ngang, không cho anh nói gì, và ngang nhiên vi phạm công ước quốc tế. Và vô lương tâm, giết chết một từ mẫu của tự nhiên, không chút hối hận.

Anh ngây người bước ra khỏi khán phòng, rồi lập tức một công văn đưa đến, bảo anh hãy sớm dọn về Toronto đi, nơi đó đang cần người tài như anh…

Xé nát công văn, anh lao mình xuống đại dương. Cơn lạnh ập vào não khiến anh tỉnh táo vài phần.

“ta sắp chuyển đi nơi khác rồi, Hoàng Tử Bé”

Rừ…rừ…

“xa lắm đấy, và không được xuống nước nữa, chỉ là phân tích ADN thôi…”

Cá con- đã là cá mẫu giáo- nửa hiểu nửa không, chỉ biết rằng anh ấy sắp phải chuyển đi nơi khác mà thôi.

“mai ta đi rồi, nhớ cẩn thận”- Anh vuốt lên con chip, nhẹ nhàng sờ vào. Mai, có lẽ đến mùi của biển anh cũng sẽ quên mất thôi.

“em sẽ tìm anh” – cá đáp lời, bằng một giọng rên hừ hừ nhưng không khó nghe, có chút mềm mại như đang luyến láy, một bài ca độc nhất vô nhị.

.

.

.

Và rồi, hành trình từ San Francisco, vòng qua cực Nam châu Mỹ, để đến Toronto, của một chú cá voi, cô đơn trong màn nước đen tĩnh lặng, để đợi anh chàng sinh viên ấy, một người đã dạy cho loài cá biết hát. Những âm thanh rên rỉ như chờ đợi, như mong mỏi, có khi lại tuyệt vọng, từ sự lanh lẽo của biển cả và đại dương.

Năm 1989, các nhà khoa học phát hiện ra một tần số bất thường của loài cá voi xanh, và đươc đặt tên là “52Hz”- tên của chú cá năm xưa.

.

Loài cá voi có âm sắc trong khoảng 10-39 Hz. Và, đa số con người có ngưỡng nghe từ 16-20kHz, tuy nhiên ít ai có được thính lực tốt nhường ấy. Một âm thanh 52Hz, đã là một tuyệt tác mà con người nghe được, đến từ vị thần của biển sâu, một bài hát cô đơn đến tột cùng, một bài ca chỉ dành cho con người.

“sự cô đơn vĩnh hằng”

-20/9/15- cảm hứng về “52Hz”-

ღ˘‿˘ღ ಠ_ಠ ♉(  ̄へ ̄ )♉ 囧 (╬ ̄皿 ̄)凸 (๑´ლ`๑) (*´艸`*) ● ̄▽ ̄● ⊙▽⊙ ( ̄▿ ̄) ( *´▽`*)(눈_눈) ¬_¬ ╮( ̄▿ ̄)╭ ლ(¯ロ¯ლ) (´,,•∀•,,`) ლ(╹◡╹ლ ) (‾-ƪ‾) _(´ཀ`」 ∠) (▰˘◡˘▰) ~(‾▿‾~ ) ( ̄- ̄) (ಥ_ಥ) ╮( ̄▽ ̄)╭ (≧◡≦) ✧(≖ ◡ ≖✿) Σ(゚д゚lll)